Máy in date hay còn gọi máy in hạn sử dụng, máy in ngày sản xuất (một số biến thể tên gọi khác thay cho từ “in” như sau: đóng, dập, bắn date) là thiết bị thuộc nhóm ngành máy đóng gói được ứng dụng phổ biến hiện nay dùng để in thông tin (ngày tháng gồm ngày sản xuất, hsd; logo – hình ảnh; mã code (mã vạch, qr code) hay số series;..) lên bao bì sản phẩm.
Quy định về việc in date, nsx, hsd lên bao bì
Việc in thông tin lên bao bì sản phẩm thực phẩm bao gồm ngày sản xuất và hạn sử dụng đã được ban hành dưới dạng quy định. Đây là một cách thức cần thiết để cung cấp thêm thông tin cho người tiêu dùng về sản phẩm giúp họ dễ dàng hơn trong việc đưa ra lựa chọn.
Hơn nữa đối với thực phẩm, việc bảo quản không phải là vĩnh viễn. Vậy nên, cần in ngày hết hạn để thông báo cho người sử dụng biết 1 món đồ ăn đóng gói còn có thể sử dụng được nữa hay không.
Từ đây, các thiết bị máy in date, in ngày sản xuất – hạn sử dụng chuyên dụng, đa dụng ra đời. Bắt đầu là những sản phẩm giá rẻ, thủ công bằng tay. Sau đó là những thiết bị bán tự động để bàn, cầm tay. Và cuối cùng là loại công nghiệp tự động hoàn toàn.
Tìm hiểu máy in date, in ngày sản xuất hạn sử dụng
Trước khi vào phần chính có thể nói qua một chút về công nghệ in ấn hiện nay được áp dụng trên các thiết bị máy in date để in ngày sản xuất, hạn sử dụng:
- In date truyền nhiệt: Đây là công nghệ thường áp dụng trên các dòng sản phẩm truyền thống với rất nhiều hạn chế: Năng suất thấp, chất lượng in kém, tính ứng dụng không cao vì chỉ dùng cho một số sản phẩm nhất định.
- In phun không tiếp xúc: Công nghệ in tiên tiến sử dụng loại mực dung môi gốc nước cho phép hiển thị rõ nét, mau khô, bám dính tốt. Công nghệ này được ứng dụng phổ biến trên các thiết bị in date cầm tay, in date công nghiệp hiện nay do có chi phí thấp và tính ứng dụng cao (Vì có thể linh hoạt thay đổi kích cỡ in, ký tự in,..).
- In date laser: Chi phí đầu tư và duy trì lớn và chỉ sử dụng được trong một số ngành công nghiệp nhất định.
Phân loại
Dựa vào cách thức sử dụng chúng ta có thể chia máy in date thành 2 nhóm như sau:
Loại 1: Thủ công, bán tự động
Máy in date cầm tay: Nói chính xác hơn là máy in phun date cầm tay. Đây là dòng máy sử dụng công nghệ in phun không tiếp xúc có mức độ phổ biến bậc nhất hiện nay trên thị trường.
Có thể tìm hiểu kỹ hơn qua các sản phẩm nổi bật, hình ảnh và video thực tế tại: Danh mục máy in phun date cầm tay
Máy in date nhiệt: Là dòng máy thủ công giá rẻ. Do nhu cầu cao nên loại in truyền nhiệt này không thể đáp ứng được và đã bị loại bỏ. Hiện nay, lượng người dùng sản phẩm này rất ít và vì thế nên các đơn vị cung cấp cũng không nhiều.
Máy in phun date để bàn: Trái ngược với máy in phun date cầm tay (In động – Cảm biến con lăn) thì máy in để bàn thuộc dạng in tĩnh: Chỉ cần đặt vật phẩm lên đầu in phun và máy sẽ bắt đầu in.
Mời đến các cơ sở bán hàng của Thịnh Vượng JSC để trải nghiệm thử trực tiếp các thiết bị máy in date trên chính sản phẩm của bạn.
Loại 2: Công nghiệp tự động
Loại này được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu in ấn với số lượng lớn khi mà các loại trên không đáp ứng được. Mặc dù một số thiết bị in phun date cầm tay vẫn có thể gắn lên băng truyền và chạy một cách tự động nhưng chi phí mực lại cao hơn rất nhiều so với mực công nghiệp. Hơn nữa, khả năng hoạt động liên tục không thể đáp ứng được như dòng máy in date công nghiệp.
Công nghệ in phun không tiếp xúc được sử dụng phổ biến hơn cả nhưng song song với đó là công nghệ in laser cũng được sử dụng trong một số ngành đặc thù.
Cấu tạo máy in date
- Đầu in
- Cảm biến
- Nguyên liệu in (Mực dung môi gốc nước)
- Bảng điều khiển và vùng nhập liệu
Lưu ý: Các dòng máy in date sử dụng công nghệ in phun có thể tùy chọn nhiều kiểu font chữ, kích cỡ chữ khác nhau, in nét liền, nét chấm, đếm số,…